BẢN ĐỒ ĐẶC SẢN VIỆT NAM – TỈNH NAM ĐỊNH
Nam Định – một vùng đất yên bình với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng gắn với tích lịch sử và kho ẩm thực dân giã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vậy Nam Định có những di tích nào chứng kiến các sự kiện trọng đại của dân tộc và đặc sản của Nam Định có gì đặc biệt. Hãy cùng Voso khám phá vùng đất Thành Nam nhé!
1. Di tích lịch sử tại Nam Định
Chùa Phổ Minh
Chùa Phổ Minh còn gọi là chùa Tháp. Nằm ở thôn Tức Mạc, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về phía bắc. Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương. Toà thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ “công”. Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cũng như đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần.
Một số công trình kiến trúc bài trí khác đã làm tô thêm vẻ đẹp của chùa Phổ Minh, như 3 gian tam quan khung gỗ, tường gạch, mái ngói rêu phong, cổ kính với bức hoành phong đề 4 chữ lớn. “Đại hùng bảo điện” và thành bậc thềm ở chính giữa có chạm đôi sấu đá rất sống động, hai hồ tròn thả sen nằm đăng đối hai bên lối đi dẫn vào chùa.
Cột cờ Nam Định
Cột cờ Nam Định ngày nay gồm ba phần chính là chân đế (phần bệ), thân cột (thân dài) và vọng canh (vọng lâu). Cột cờ Nam Định cao 23,84m. Nằm ở phía nam Thành cổ, cách đình Vọng Cung (nay là chùa Vọng Cung) khoảng 100m. Sân Cột cờ xưa được xây thành sân hành lễ, hình vuông, có hàng lan can ở bốn cạnh. Phía nam đặt hai khẩu súng thần công. Phía đông có lư hương tưởng nhớ các liệt sỹ hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp để bảo vệ Cột cờ – Thành cổ vào các năm 1873 và 1883.
Đây là một công trình kiến trúc cổ, có giá trị lịch sử và văn hóa và còn là biểu tượng khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức tự hào, quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do của Tổ quốc Việt Nam.
Đền Trần
Đền Trần là khu đền thờ các vị vua đời Trần nằm trên địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. . Lễ Khai Ấn hàng năm rất nhiều khách các tỉnh về Nam Định dự và xin lộc vua Trần. Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa.
Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần.
2. Đặc sản Nam Định thơm ngon nức tiếng
Đặc sản Nam Định: Gạo tám Hải Hậu
Gạo tám ở nước ta có ở rất nhiều nơi nhưng gạo tám Hải Hậu của Nam Định là nổi tiếng ngon nhất nhì. Gạo tám Hải Hậu được nhiều gia đình lựa chọn cho bữa ăn hằng ngày. Gạo tám có hạt nhỏ, thon dài. Gạo khi nấu chín có hương vị tự nhiên, gạo dẻo mềm, săn hạt, vị ngọt đậm, ngon cơm. Đặc biệt, khi cơm nguội bớt, hạt cơm vẫn rất mềm dẻo.

Đặc sản Nam Định: Nem nắm Giao Thủy
Nem nắm Giao Thủy là món ăn tuyệt vời đã vượt ra khỏi cổng làng để đi khắp mọi miền đất nước và được cả khách quốc tế tấm tắc khen. Món ăn ngon, bổ dưỡng được ưa chuộng trong các buổi tiệc đám cưới, liên hoan…

Nem nắm là một trong những món khoái khẩu của các anh chị làm văn phòng. Họ thường nhâm nhi cùng nhau trong giờ ăn trưa thật sự là rất thú vị! Trong những buổi tụ tập tại nhà cùng các anh em, bạn bè thì nem nắm nam định là món mồi khoái khẩu.
Đặc sản Nam Định: Bánh gai bà Thi

Con cái Nam Định về thăm quê rồi ra đi, đều gói gém những xấp bánh gai nằm lặng lẽ trong vali như gói gém tâm tình của kẻ ở người đi. Người có tuổi thường thưởng thức bánh gai cùng ly trà mạn tạo cảm giác bánh không bị ngấy.
Đặc sản Nam Định: Bánh nhãn thơm ngậy vị trứng

Kém gì vật lạ của ngon quê người
Nõn nà chỉ nếp trắng thôi
Trứng gà đường kính tay người làm ra
Người quê chân chất thật thà
Bánh ngon đặc sản gần xa tiếng đồn
Ai qua mảnh đất Hải Hậu
Hẳn không quên vị thơm giòn quê hương
Đặc sản Nam Định: Kẹo sìu châu

Đặc sản Nam Định: Kẹo dồi
Nam Trực là vùng quê nổi tiếng với món kẹo dồi ngọt ngào. Sở dĩ, kẹo có tên như vậy bởi nó mang hình dạng giống như món dồi rất được ưa chuộng tại khu vực miền Bắc – Việt Nam. Từ lâu đời, trong huyện có nhiều gia đình sản xuất kẹo nhỏ lẻ, tiêu thụ ở các chợ quê, các thị trấn, dần dần lên đến thành phố và toả đi nhiều nơi.
Kẹo dồi có lớp vỏ màu trắng đục khoác bên ngoài được làm mía đường đun thành mạch nha, rất giòn và ngọt nhưng không quá gắt. Bên trong lớp áo trắng là phần nhân gồm: lạc rang nên rất thơm.

Đặc sản Nam Định: Chè kho
Không cầu kỳ như chè cung đình Huế, không đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu như chè miền Nam mà món chè kho – đặc san Nam Định lại khiến du khách khó quên. Đó là thứ chè ăn ngọt, dạng khô dẻo, nấu bằng đậu xanh. Món chè dân dã ấy được người dân Nam Định đãi khách trong những ngày lễ tết, hay cúng rằm. Món ăn này đã trở nên phổ biến trên đất Bắc ngay cả trong những ngày thường nhật.
Ăn miếng chè kho, nhấp một ngụm trà sen, cảm nhận cái dư vị thơm dẻo, ngọt ngào đan quyện trong vị thanh mát, mới thấy được cái tinh túy của đất trời giao hòa trong buổi đầu xuân và tấm chân tình của người Nam Định mến khách. Chỉ từng ấy dư vị thôi nhưng cũng đủ làm khắc khoải trong ký ức của biết bao người con xa quê. Dân dã mà ấm áp đến lạ thường.

Chè kho được làm bằng những hạt đỗ xanh nhỏ, lòng vàng, tơi bở và lượng đường vừa đủ. Qua bàn tay khéo léo của người nấu, người ta đã cho ra những đĩa chè ngon. Ngay trong những ngày bình thường ta cũng có thể bắt gặp những đĩa chè kho thơm thảo. Nhưng dư vị của đĩa chè ấy chỉ thực sự đọng lại trong không khí ấm áp của ngày lễ, ngày tết, khi cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, nhâm nhi chén trà nóng, cùng sẻ chia dự định tương lai.
Đặc sản Nam Định: Bánh dày Vị Dương
Ở vùng đất cổ thôn Vị Dương, xã Mỹ Xá, bánh dày truyền thống đã làm nên thương hiệu. Bánh dày Vị Dương đã trở thành vật phẩm để thờ cúng trong các lễ hội truyền thống, trong ngày giỗ chạp, thờ cúng tổ tiên và trong việc họ, việc làng.
Độ dẻo dai của phần vỏ bánh được làm từ bột nếp. Phần nhân ngọt được làm từ đậu xanh, đường, dừa bào. Nhân mặn có vị bùi của đậu xanh, một ít mỡ phần, tiêu xay. Bánh dày nhân chay chỉ có bột nếp xoa mỡ bên ngoài. Bánh sẽ có màu trắng tinh, tròn trịa, dẻo dai. Mùi thơm ngon đến khó cưỡng. Bánh nằm gọn trong những chiếc lá chuối màu xanh.

Đặc sản Nam Định: Bánh chưng bà Thìn
“Ai qua Yên Định hãy dừng
Hương quê xin nếm bánh chưng bà Thìn”
Bánh chưng của bà Thìn có từ năm 1948. Hồi ấy, bánh chưng của bà nổi tiếng phố huyện. Bánh vớt ra đến đâu là hết vèo đến đó. Bánh ngon bởi cái tâm của bà chứa đựng trong từng lớp bánh. Dù gạo, thịt đậu tăng giá, bánh bà Thìn gói vẫn không hề lỏng tay, bớt nhân hay rút gạo. Bánh chưng bà Thìn theo xe lên Hà Nội. Banh chứng theo ba lô anh bộ đội bánh ngược Lạng Sơn. Bánh chưng xuôi con tầu rập rờn bánh ra tận đảo.

Sau lớp lá dong xanh mướt là lớp gạo xanh mượt như ngọc bao bọc lớp nhân đậu thịt…Khi xưa, bánh chưng bà Thìn vẫn không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên vào những dịp lễ Tết. Ngày nay, du khách tìm mua bánh chưng bà Thìn còn là để thưởng thức. Bánh chưng ngon khi có thêm bát dưa hành, thịt nấu đông ăn kèm.
Cụ Thìn đã thành người thiên cổ! Thế nhưng, nghề làm bánh chưng gia truyền vẫn còn được con cháu cụ gìn giữ trọn vẹn. Thức quà đặc sản Nam Định này không cần quảng cáo mà ai cũng biết đến.