BẢN ĐỒ ĐẶC SẢN VIỆT NAM – TỈNH HẢI DƯƠNG
1. Di tích lịch sử tại Hải Dương
Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thị xã Chí Linh. Di tích là di tích quốc gia đặc biệt năm 2012. Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.
Khu di tích An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương
Quần thể di tích An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương thuộc huyện Kinh Môn. Nằm trên vùng đất địa linh, với cảnh quan thiên tạo kỳ thú. Giá trị hiếm có về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Đền Cao, nằm trên đỉnh cao nhất của dãy An Phụ, là điểm nhấn trong quần thể di tích An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương. Đền Cao An Phụ thuộc xã An Sinh, được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII), thờ An Sinh Vương Trần Liễu – thân phụ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong khuôn viên đền Cao An Phụ còn có chùa Tường Vân thờ Phật và Phật hoàng Trần Nhân Tông – người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
2. Đặc sản Hải Dương nổi tiếng
Đặc sản Hải Dương: Bánh đậu xanh
Đến Hải Dương ai cũng một lần thưởng thức đặc sản bánh đậu xanh và mang về làm quà cho người thân. Tùy theo khẩu vị, thực khách có thể chọn lựa bánh có độ ngọt khác nhau. Có loại bánh cho thêm bột đậu đỏ, hạt sen hay lạc nhân vào bánh. Bánh đậu xanh Hải Dương có vị thơm, bùi của đậu, chút ngầy ngậy mà không ngán của mỡ lợn, chút ngọt của đường kết tinh và mùi tinh dầu man mát của hoa bưởi.
Cái độc đáo, hấp dẫn của bánh nằm ở những công đoạn vô cùng tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người chế biến. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói giấy bạc thành hộp nhỏ hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi. Món này thường được dùng khi uống trà tàu hay chè xanh. Trải qua cả trăm năm, hương vị bánh đậu xanh vẫn không bị thay đổi nhiều, trở thành nét văn hóa ẩm thực rất đỗi tự hào của người dân Hải Dương.
Đặc sản Hải Dương: Bánh gai Ninh Giang
Vẫn là đỗ xanh, lạc, dừa, mứt bí, vừng, mỡ lợn… nhưng bánh gai Ninh Giang lại có vị riêng không trộn lẫn.Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai đã được giã nhuyễn, ánh lên một sắc đen tuyền vô cùng hấp dẫn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn.
Thưởng thức bánh gai cũng phải có “nghệ thuật”, cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan vào đầu lưỡi. Mùi thơm của lá gai thoang thoảng. Tiếng sần sật của mứt bí và mỡ lợn. Tất cả tạo nên vị ngon nức tiếng.
Đặc sản Hải Dương: Bánh đa kẻ sặt

Đặc sản Hải Dương: Vải thiều Thanh Hà
Vải thiều Thanh Hà được mệnh danh là “bà hoàng” của các loại vải. Khi mùa hè đỏ lửa cũng là lúc vườn vải nơi đây nhuộm một màu đỏ sậm. Vào độ tháng 5, làng quê Thanh Hà, huyện Nam Thanh, Hải Dương sẽ luôn tấp nập, đông đúc như có hội.
Trái vải thiều Thanh Hà lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm. Vỏ màu đỏ sậm hơi sần sùi. Bóc vỏ ra, bên trong là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước. Nhiều trái gần như không có hạt. Khi ăn, vị ngọt dịu mát, thơm của nước vải ngấm tận chân răng. Đặc biệt, mùi thơm của vải khi ăn xong vẫn còn vương vấn mãi.
Đặc sản Hải Dương: Bánh lòng
